Chúng tôi yêu thú cưng

Hẫy để chúng tôi mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho thú cưng của bạn

Chúng tôi hiểu bạn

Hãy để chúng tôi lo lắng sức khoẻ của thú cưng thay bạn

Các tiêu chí chăm sóc chó mẹ sau khi sinh con

Thời điểm sau sinh chó mẹ rất cần được chăm sóc, với chế độ dinh dưỡng cho chó và không gian sống của chó. Mặc dù không phải ăn cho cả đàn mà chó mẹ vẫn cần ăn rất nhiều để hồi phục lại thể lực, máu huyết, năng lượng đã mất. Các tiêu chí bạn cần lưu ý để mắt đến cho mẹ sau kỳ sinh nở như sau:

1 - Trong thời gian sinh nở để ý đến chó mẹ
Nếu như sự có mặt của bạn khiến chó mẹ hoảng sợ thì hãy xem chừng từ trong lúc chó bắt đầu chuyển dạ. Bạn cũng không nên quá lo lắng chó mẹ sẽ có những cơn co thắt khó chịu như phụ nữ khi sinh con vậy đó. Nó là một phần của quá trình sinh nở.
Có nhiều trường hợp chó con được sinh ra vào lúc nửa đêm, có khi còn đang ngủ và khi chó mẹ gần đến ngày sinh thì chúng ta nên tạo một thói quen đến thăm chó từ khi vừa dậy.



2 - Chó mẹ phải vệ sinh cho chó con ngay khi mới ra đời
Chó mẹ đảm bảo vệ sinh cho chó con ngay từ khi mới ra đời. Chỉ 1 đến 2 phút để chó mẹ xé lớp màng bọc bên ngoài và liếm sạch chó con. Nếu trong thời gian này mà chó mẹ chưa thực hiện xong thì bạn phải bóc lớp màng cho chó con và tích cực xoa chó con khô và kích thích hô hấp cho nó. Để cẩn thận hơn bằng cách buộc dây rốn cách chó con khoảng 2,5cm và cắt bằng kéo sạch.

3 - Cho chó con được bú mẹ từ khi chào đời
Khi chó con ra đời sẽ bắt đầu bú sữa mẹ trong vòng 1-3 tiếng sau khi sinh. Bạn có thể đặt những chú chó con ở ngay đầu vú của chó mẹ và nhẹ tay nặn chút sữa để chó con ngửi thấy mùi sữa và vú. Trường hợp chó con không bú mẹ hoặc chó mẹ không cho bú thì chó con phải bú bằng ống hoặc bình sữa với sữa công thức dành cho chó.

4 - Đếm xem bạn có bao nhiêu chú chó con
Khi chó con ra đời bạn cần đếm chính xác bao nhiêu con. Việc đếm các chú chó con sẽ giúp bạn theo dõi và chăm sóc chúng tốt hơn.

5 - Không nên dọn nhau thai ngay
Chó mẹ có thể muốn ăn nhau thai, chó mẹ đang là thời điểm lấy lại chất dinh dưỡng mà nó đã trải qua thời kỳ mang thai, sinh đẻ. Vì thế, bạn không nên dọn nhau thai ngay để đó xem chó mẹ có ăn nhau thai không, trường hợp không ăn khi đó bạn hãy vứt bỏ.

6 - Giữ ấm khu vực chó mẹ nghỉ ngơi
Lúc mới sinh cơ thể chó mẹ và chó con đều chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt tốt. Vì vậy, bạn cần giữ ấm khu vực nằm nghỉ ngơi của chó. Trong vài ngày đầu khi sinh chó con ra thì bạn nên giữ nhiệt độ trong ổ chó con vào khoảng 30૦C và sau đó từ từ giảm dần xuống khoảng 24૦C -26,5૦C.
Bạn nên sử dụng đèn sưởi đặt một góc nơi chó con nằm. Nếu chó con bị lạnh thường nó sẽ không cử động nhiều. Vì vậy, bạn hãy theo dõi kiểm tra thường xuyên đảm bảo cho những chú chó luôn được ấm áp và nằm sát với chó mẹ.

7- Tránh để các chú chó khác đến gần chó mẹ và chó con mới sinh
Nếu chó bố cũng được nuôi trong nhà thì bạn cần tách biệt với chó mẹ và lũ chó con. Đảm bảo những chú chó khác trong nhà cũng không được phép lại gần chó mẹ và chó con mới sinh. Khi mới sinh con xong chó mẹ có thể trở nên hung dữ hơn để bảo vệ bầy chó con của mình. Điều này cho thấy hết sức bình thường vì bản năng làm mẹ của nó bảo bảo vệ các con của mình khỏe mạnh. Thời điểm này chó mẹ cũng có thể biểu hiện bản năng bảo vệ con của mình trước con người. Vì vậy, kể cả người lạ hay lũ trẻ con cũng không nên quấy rầy chúng nghỉ ngơi.

8 - Không tắm cho chó mẹ sau khi sinh Bạn hãy để vài tuần rồi hãy tắm cho chó mẹ bằng dầu tắm yến mạch nhẹ, thơm dịu dành riêng cho chó. Lưu ý là không nên để chó con tiếp xúc với lượng xà phòng còn sót lại khi bú mẹ.
Nếu sau khi sinh con chó mẹ gặp vấn đề sức khỏe bất thường bạn hãy liên hệ bác sĩ thú y Procare sẽ được tư vấn và thăm khám tại nhà, đảm bảo giữ gìn sức khỏe chó mẹ luôn khỏe mạnh.