1. Bệnh dại ở mèo là gì?
2. Tại sao mèo bị dại?
3. Mèo con có bị dại không?
4. Dấu hiệu mèo bị dại?
5. Mèo bị dại có chữa được không?
6. Mèo bị dại bao lâu thì chết?
7. Làm gì khi phát hiệu mèo bị dại?
8. Bệnh dại ở mèo có phòng được không?
9. Mèo cắn, cào có bị dại không?
10. Người bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
- Bệnh dại là một loại virus gây ảnh hưởng lên thần kinh trung ương của động vật có vú. Bệnh dại thường lây truyền khi con vật nhiễm dại cắn một người hoặc một con vật khác.
- Khi mèo bị bệnh dại, virus sẽ từ vị trí vết thương di chuyển khắp cơ thể, tiến vào dây thần kinh ngoại biên và đi dọc theo dây thần kinh để lên não. Nếu virus dại đã lên não, mèo của bạn sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và tử vong trong vòng 7 ngày.
- Cụ thể, mèo bị bệnh dại thường có 2 giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn phát bệnh:
TỈ LỆ MÈO BỊ DẠI CÓ CAO KHÔNG?
- Nguồn mang virus dại ở động vật chủ yếu đến từ chó, chiếm 90%. Đối với mèo, tỉ lệ mèo bị dại chỉ khoảng 2-5%.
- Nguyên nhân chính khiến mèo bị dại là do vi khuẩn Rhabdovirus có trong nước bọt của động vật nhiễm bệnh gây ra. Động vật bị bệnh dại sẽ lây bệnh nhanh chóng cho các động vật khác thông qua vết cắn.
- Một số trường hợp, bệnh dại có thể lây lan qua sự tiếp xúc của nước bọt với vết thương hở hay các vị trí niêm mạc như mắt, mũi. Ví dụ, nếu mèo nhiễm bệnh dại (đang trong thời gian ủ bệnh) liếm lên vết thương hở trên da mèo khác, thì khả năng cao chú mèo bị liếm cũng nhiễm bệnh.
- Chó hoang, mèo hoang, chồn, dơi… cũng là những động vật mang mầm mống bệnh dại phổ biến. Mèo cưng của bạn càng tiếp xúc nhiều với động vật hoang dã, nguy cơ bị bệnh dại của chúng càng cao.
- Mèo con hoàn toàn có thể nhiễm virus dại nếu bị mèo nhiễm dại cắn. Đặc biệt, mèo con có nguy cơ tử vong rất nhanh vì mèo con thường chưa được tiêm vacxin hoặc thời gian chưa đủ để vacxin hoạt động.
- Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ mèo bị bệnh dại là vết cắn từ một con vật khác.
- Nếu mèo bị cắn bởi một con thú nuôi, hãy trao đổi với chủ nhân của chúng về các nguy cơ của bệnh dại. Trường hợp mèo bị tấn công bởi mèo hoang hoặc các động vật hoang dã khác, nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để được tư vấn và theo dõi khả năng bị nhiễm bệnh.
- Mèo bị bệnh dại thường xuất hiện những thay đổi trong hành vi.
- Cụ thể, chúng sẽ trở nên sợ hãi, nhút nhát, hay nấp mình trong bóng tối, bồn chồn, kêu về đêm và không chịu nằm yên một chỗ… Khi có người chạm vào, mèo thường có các phản ứng mạnh như cắn, cào rất nguy hiểm.
- Các triệu chứng bệnh giai đoạn đầu không rõ ràng bao gồm:
- Ngoài ra, mỗi thể dại ở mèo sẽ có những biểu hiện khác biệt. Thể dại bại liệt (hay còn gọi là thể dại câm) khá phổ biến ở mèo.
- Mèo bị dại bại liệt thường không hung dữ và hiếm khi cắn xé đồ vật hoặc con người.
- Thay vào đó, mèo hoảng loạn, lờ đờ và ủ rũ kèm một số dấu hiệu như sau:
- Với thể dại điên cuồng, biểu hiện ở mèo như sau:
- Hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh dại hoàn toàn.
- Nếu mèo của bạn bị nghi ngờ mắc bệnh dại, bác sĩ thú y có thể tiêm nhắc lại mũi vacxin phòng chống dại nhằm ngăn sự hoạt động của virus. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu của bệnh dại đã biểu hiện ra ngoài, bạn và bác sĩ sẽ không thể làm gì. Sức khỏe của mèo sẽ suy giảm nhanh chóng và tử vong chỉ trong vài ngày.
- Mèo bị bệnh dại không có dấu hiệu rõ ràng ngay lập tức. Khi tiếp xúc với virus dại, mèo có một giai đoạn ủ bệnh kéo dài nhiều tuần, thậm chí lên đến một năm. Giai đoạn này, mèo không biểu hiện bất kì dấu hiệu nào của bệnh và nước bọt của chúng cũng không có khả năng lây nhiễm.
- Hiện nay, vẫn chưa có xét nghiệm chính xác hoàn toàn bệnh dại ở động vật sống. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mèo cưng của mình có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại, cần đưa mèo đến ngay cơ sở thú y uy tín để bác sĩ cách ly và theo dõi triệu chứng. Các bác sĩ thú y sẽ theo dõi dấu hiệu bệnh trong khoảng 45 ngày. Bạn có thể thực hiện cách ly tại nhà trong trường hợp mèo được nhốt lại an toàn và không tiếp xúc với bất kỳ ai bên ngoài.
- Nếu mèo vẫn xuất hiện các triệu chứng của bệnh dại, bạn và bác sĩ hoàn toàn không thể làm gì. Không có phương pháp chữa khỏi bệnh dại ở mèo. Một khi mèo biểu hiện các triệu chứng, sức khỏe của mèo sẽ suy giảm nhanh chóng và tử vong trong vài ngày.
- Trường hợp mèo chết đột ngột bị nghi ngờ mắc bệnh dại, bác sĩ thú y có thể chẩn đoán bệnh bằng cách xét nghiệm mẫu não của mèo.
- Khi nghi ngờ mèo nhiễm virus dại sau một cuộc ẩu đả với mèo hoang hay mèo lạ, có biểu hiện hung hăng, nguy hiểm. Việc đầu tiên chính là cách ly mèo và mang mèo đến các cơ sở thú y. Hãy lưu ý sử dụng các dụng cụ bảo hộ để phòng mèo cắn, cào, gây nguy hiểm cho bạn.
- Hoặc nếu mèo có biểu hiện hung dữ thì đừng cố gắng bắt mèo một mình. Hãy nhờ người hỗ trợ bạn và liên hệ với các đơn vị bảo vệ động vật để yêu cầu sự trợ giúp. Bạn có thể liên hệ các số điện thoại của chi cục thú y địa phương (huyện, thành phố) ở khu vực của mình.
- Đối với người hoặc động vật khác có tiếp xúc với mèo bị nhiễm dại cần được thông báo và sớm có các biện pháp xử lý nhanh nhất.
- Khi bị mèo cắn bạn cần:
- Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi đối với người nuôi thú cưng và cực kỳ khó khăn để quyết định. Trợ tử cho mèo chắc chắn làm bạn đau lòng. Nhưng có thể là giải pháp tốt nhất cho thú cưng khi mắc bệnh dại bởi vì mèo nhiễm bệnh dại không thể chữa trị được và gây ra sự đau đớn vô cùng cho mèo vào những ngày cuối đời. Trợ tử là cách để mèo bị dại giải thoát nhanh và giảm thiểu đau đớn.
- Ngoài ra, virus dại lây cực nhanh và nguy hiểm với con người và động vật khác. Do đó, nghĩ về mặt tích cực thì trợ tử cho mèo nhiễm dại là cách để ngăn chặn sự lây nhiễm virus dại.
- Bệnh dại ở mèo cực kỳ nguy hiểm và gần như là án tử thương tâm cho mọi chú mèo nhiễm virus dại. Tuy nhiên, có thể phòng bệnh dại ở mèo bằng cách:
- Mèo bị bệnh dại có thể truyền virus cho chủ nuôi và động vật khác. Việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của mèo bị nhiễm bệnh sẽ khiến bạn bị nhiễm virus dại.
- Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ nhiễm bệnh nếu mèo bị dại liếm hoặc chảy nước dãi vào bạn. Để lây lan, vết nước bọt phải tiếp xúc với vết thương hở trên cơ thể người.
- Phổ biến nhất để mèo truyền bệnh dại cho con người là thông qua vết cắn. Trường hợp bị lây dại do vết cào của mèo bệnh thường không phổ biến.
- Khi người bị nhiễm virus bệnh dại từ mèo thông qua vết thương hở do bị mèo nhiễm dại cắn, cào… thường ủ bệnh trong 2-8 ngày hoặc 1-2 năm tuỳ theo số lượng virus xâm nhập vào cơ thể và thể trạng của mỗi người.
- Và tương tự như ở mèo, khi người phát bệnh dại thì hoàn toàn không chữa được.
- Do đó, khi nghi ngờ nhiễm virus bệnh dại từ mèo, bạn cần sát trùng và đến ngay cơ sở y tế để theo dõi. Tiêm vacxin phòng dại là cần thiết để ngăn chặn sự xâm nhập của virus bệnh dại.