1. Chó Alaska là giống chó gì?
2. Nuôi chó Alaska có khó không?
3. Cách nuôi chó Alaska
- Chó Alaska hay còn gọi là Alaska Malamute là giống chó được người Eskimo du mục tại Alaska khám phá ra bởi chúng có khả năng di chuyển và kéo xe tuyết rất hiệu quả. Với ngoại hình to lớn nhưng Alaska lại là giống chó thông minh và hòa đồng và rất đa dạng về màu lông như xám trắng, đen trắng,...
- Giá chó Alaska thuần chủng nằm trong khoảng từ 10 triệu đến 20 triệu, tuy nhiên tùy theo từng thời điểm và từng khu vực, giá chó có thể bị thay đổi vì vậy rất khó để bạn có thể biết chó Alaska giá bao nhiêu. Hiệp hội chó Hoa Kỳ AKC phân Alaska thành 3 loại theo kích thước lớn dần là Standard, Large Standard và Giant. Phổ biến nhất là Alaska Giant và Standard. Bảng giá cụ thể như sau:
- Nuôi một chú chó Alaska không khó, tuy nhiên với việc xuất phát từ nơi lạnh nên sẽ có những đặc điểm thích nghi riêng về nhiệt độ, thức ăn, nơi ở,... Vì vậy khi bạn nuôi cần có những lưu ý sau:
- Chó Alaska thường có đặc điểm bộ lông dày 2 lớp để giữ ấm cho cơ thể ở nơi lạnh, tuy nhiên khí hậu Việt Nam lại là khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao và tương đối nóng, vì vậy bạn cần chú ý nhiệt độ cơ thể để tránh khiến chúng bị sốc nhiệt.
- Khi bị sốc nhiệt, nếu nhẹ thì chúng sẽ có những biểu hiện như nôn mửa còn nặng hơn có thể dẫn tới co giật, bất tỉnh. Vì vậy bạn nên giữ chúng trong phòng điều hòa nếu nhiệt độ ngoài trời quá 30 độ C. Đối với mùa nóng, bạn nên tắm rửa hàng ngày và hạn chế tiếp xúc với cái nóng nhất.
- Đối với bất kỳ loại chó nào thì cũng sẽ cần có sức khỏe tốt, vì thế bạn cần phải tiêm phòng cho chúng và đưa chúng đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Đối với các chú cún Alaska nhỏ từ 2-4 tháng tuổi thì việc kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng cần thường xuyên hơn.
- Alaska hay bất kỳ giống chó nào khác đều phải chú ý đến việc giữ vệ sinh để cho chúng khỏe mạnh và bộ lông được đẹp hơn. Vì thế bạn cần vệ sinh chuồng trại hằng ngày, rửa sạch sẽ các bát đựng thức ăn cho chó và nước uống. Việc giữ vệ sinh nơi ở và dụng cụ ăn uống sẽ giúp cho cún nhà bạn tránh nguy cơ mắc bệnh hơn.
- Ngoài ra việc đánh răng cho cún nhà bạn cũng rất cần thiết. Việc đánh răng sẽ giúp phòng các bệnh về răng miệng. Ngoài ra bạn cũng nên tắm rửa cho cún thường xuyên để tránh mắc các bệnh về da, nấm.
- Là giống chó sinh ra để kéo xe, vậy nên Alaska rất thích vận động, nếu như không được vận động thường xuyên chúng sẽ dễ buồn chán và phá phách. Bạn có thể cho chúng chạy thể dục buổi sáng hoặc chạy theo xe đạp trong công viên, nếu như không có điều kiện, bạn có thể dắt chúng đi dạo thường xuyên để tăng sự dẻo dai và thể lực.
- Alaska cần có thức ăn giàu protein nhưng không cần quá cao như Husky, vì thế bạn có thể tự nấu ăn hoặc mua thức ăn cho chó với những thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất. Cách tốt nhất là bạn nên cho ăn xen kẽ 1 bữa thức ăn sẵn với 1 bữa ăn tự nấu.
- Đối với thức ăn có sẵn thì bạn nên chọn những loại dạng viên cho những chú lớn, còn dạng bột với những bé dưới 4 tháng tuổi để dễ tiêu hóa và hấp thụ. Đối với thức ăn tươi thì bạn lưu ý rằng Alaska không thích các món với thịt lợn nhưng lại ưa thích ăn nội tạng lợn.
- Ở giai đoạn này, cơ thể của Alaska chưa phát triển hết nên sẽ dễ mắc bệnh, vì vậy bạn cần lưu ý tiêm phòng, vệ sinh thật cẩn thận. Đối với thức ăn bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thực đơn chủ yếu và cơm trộn thịt xay, thức ăn mềm và bổ sung thêm sữa ấm 2 lần/ngày.
- Ở giai đoạn này cơ thể chúng dần phát triển và quen dần với chế độ ăn uống hơn, bạn có thể tăng độ cứng thức ăn để chúng tập thói quen nhai. Ngoài ra, bạn cũng thỉnh thoảng bổ sung men tiêu hóa vào các bữa ăn để tránh mắc các bệnh đường ruột.
- Đây là giai đoạn chúng đã trưởng thành, vì thế lúc này bạn có thể giảm bớt số lượng ăn và thêm vào khẩu phần ăn các thực phẩm giàu canxi, protein, rau củ. Bạn có thể cho chúng xương động vật hoặc các tảng thịt lớn để chúng rèn luyện cơ hàm.
- Lúc này, Alaska nhà bạn đã có một bộ lông dày nên bạn cần lưu ý chải lông thường xuyên để tránh bị rối và mượt nhất. Ngoài ra, để có được bộ lông mềm mượt, bạn hãy cho chúng ăn trứng vịt lộn.