Cách nuôi và chăm sóc mèo con mới đẻ đơn giản nhất




Để có được một chú mèo khỏe mạnh và đáng yêu thì việc chăm sóc đúng cách, cẩn thận là một điều cần thiết và quá trình đó bắt đầu từ lúc chú mèo vừa lọt lòng mẹ. Thế nên, hôm nay hãy cùng AUDI PET tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc mèo con mới đẻ đơn giản nhất.

1. Cách chăm sóc mèo con mới đẻ vẫn còn mẹ

2. Cách chăm sóc mèo con mới đẻ mất mẹ

3. Lưu ý khi chăm sóc mèo con mới đẻ

4. Huấn luyện và các bệnh thường gặp ở mèo con

Nuôi và chăm sóc thú cưng dường như là cả một quá trình dài và cần nhiều sự kiên nhẫn, vì mỗi giai đoạn thì vật nuôi nhà bạn sẽ cần một phương thức chăm sóc khác nhau và loài mèo cũng vậy. Để biết được cách nuôi và chăm sóc mèo con mới đẻ đơn giản nhất thì hãy theo dõi bài viết này nhé.

1. Cách chăm sóc mèo con mới đẻ vẫn còn mẹ

Khi mèo mẹ sinh nở

- Khi mèo mẹ gần chuyển dạ bạn nên chuẩn bị cho chúng một ổ để êm ái và gần gũi, nói chuyện với chúng để mèo nhà bạn yên tâm chuyển dạ.

- Nhưng đặc biệt khi lúc sinh, bạn nên đứng quan sát từ xa, hạn chế việc lại gần gây mất tập trung cho mèo mẹ. Song, bạn nên chuẩn bị một tô cháo loãng để mèo mẹ lấy lại sức sau khi sinh.

- Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi mèo con vừa đẻ khỏe mạnh

Dinh dưỡng cho mèo mẹ

- Sau khi sinh xong là thời điểm bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của chúng bởi mèo mẹ đang cần nhiều sữa để cho mèo con, Thế nên, bạn nên cung cấp những loại thức ăn cho mèo hoặc thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa có chứa hàm lượng tinh bột, protein và các dưỡng chất cần thiết khác.

Dinh dưỡng cho mèo con

- Với mèo con sau dinh thì chất dinh dưỡng tốt nhất đó chính là sữa mẹ, vì thế ở giai đoạn này bạn không cần can thiệp quá nhiều về chế độ dinh dưỡng của chúng. Nhưng bạn cũng phải quan sát nếu mèo mẹ không đủ sữa cung cấp thì bạn có thể hỗ trợ nguồn sữa ngoài cho chúng.

Tập cho mèo con đi vệ sinh

- Việc tập cho mèo con đi vệ sinh thường là thiên chức của mèo mẹ, nhưng bạn cũng có thể hỗ trợ chúng bằng việc đặt mèo con vào khay cát chuyên dụng để mèo nhận biết được vị trí và để mèo tập cào cát và lấp chất thải.

- Bạn hãy kiên nhẫn lập lại việc này khoảng 3-4 lần thì mèo con sẽ tự nhận biết và trở thành thói quen, giúp việc chăm sóc mèo trở nên dễ dàng hơn.

2. Cách chăm sóc mèo con mới đẻ mất mẹ

Làm ổ cho mèo

- Với mèo con mất mẹ bạn cần chú ý và cẩn thận nhiều hơn, bạn nên làm tổ cho mèo con phải thật sự đủ ấm và an toàn, tránh các tác động của tự nhiên hay các vật nuôi khác.

- Tốt nhất bạn nên sử dụng các hộp giấy có thành cao để làm ổ cho mèo, bên trong có lót chăn hay vải mềm để tạo sự thoải mái cho mèo và phải đảm bảo mức nhiệt độ khoảng 37 độ C để giữ ấm cho mèo.

Cho mèo con uống sữa

- Với giai đoạn này thì sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu dành cho chúng. Nếu không có nguồn sữa mẹ thì bạn có thể cung cấp từ nguồn sữa ngoài theo chế độ sau:

  • Mèo con dưới 2 tuần tuổi: Bạn nên cho mèo con dùng sữa 3 lần/ngày và lượng sữa là 2-5ml/lần.
  • Mèo con dưới 4 tuần tuổi: Cho mèo dùng 4-5 lần mỗi ngày và khoảng 7ml/lần.
  • Mèo 2-3 tháng tuổi: Ngoài sữa bạn có thể tập cho chúng các loại thức ăn mềm, tần suất dùng sữa giảm lại (2 lần/ngày).
Hỗ trợ mèo con đi vệ sinh

- Bạn cũng nên đặt mèo con vào khay cát vệ sinh để mèo tập cào và lấp chất thải sau khi vệ sinh. Việc này sẽ giúp mèo nhận biết được nơi vệ sinh và những việc cần làm trước và sau đi vệ sinh. Việc này sẽ giúp bạn nhẹ nhàng hơn trong việc vệ sinh của mèo.

Nên tránh âu yếm vuốt ve khi mèo còn quá nhỏ

- Việc âu yếm chúng thường xuyên là điều không nên vì cơ thể chúng còn nhỏ, đề kháng còn yếu nên việc làm này có thể khiến chúng khó thích nghi và chậm phát triển so với bình thường.

3. Lưu ý khi chăm sóc mèo con mới đẻ

- Không nên để mèo nằm khi ăn vì như vậy dễ gây sặc và tràn vào phổi.

- Với giai đoạn đầu bạn không nên tắm thường xuyên cho mèo vì ảnh hưởng đến sức đề kháng của chúng, và khi tắm nên dùng nước ấm để tránh tình trạng sốc nhiệt, làm mèo giật mình.

- Nếu mèo mất mẹ, bạn cần phải tập trung quan sát những thay đổi cơ thể của chúng để biết được cách thức chăm sóc hợp lý.

4. Huấn luyện và các bệnh thường gặp ở mèo con

Huấn luyện mèo con đi vệ sinh đúng chỗ
  • Bước 1: Cho mèo ngồi vào bên trong, ngửi và kiểm tra khay vệ sinh của mèo.
  • Bước 2: Ngay sau khi ăn và ngủ dậy, hãy cho mèo vào một trong các nhà vệ sinh. Nếu bạn nhận thấy mèo có dấu hiệu cần rời đi, hoặc nếu bạn đang đánh hơi hoặc ngồi xổm ở một vị trí cụ thể, hãy nhấc nó lên và cho vào bồn cầu.
  • Bước 3: Thưởng cho mèo nếu bạn nhận thấy mèo đi vệ sinh trong khay.
  • Bước 4: Nếu mèo gặp khó khăn khi đi vệ sinh, đừng trừng phạt hay la mắng mèo. Làm như vậy sẽ chỉ dẫn đến căng thẳng và lo lắng, điều này sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề và khiến việc sử dụng cát để huấn luyện mèo trở nên khó khăn hơn.
Các bệnh thường gặp ở mèo con

- Sán dây: Bác sĩ thú y thường điều trị sán dây ở mèo con bị bọ chét truyền bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể được yêu cầu lấy mẫu phân mèo con vì bạn dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng khác như nấm ngoài da.

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm vi-rút viêm ống thở ở mèo và vi-rút calicivirus ở mèo. Cả hai loại vi-rút đều có vắc-xin cốt lõi. Vi rút này gây ra hắt hơi, sổ mũi và viêm kết mạc (thường được gọi là đau mắt đỏ).

- Bệnh viêm phúc mạc ở mèo (FIP): Đây là bệnh phổ biến ở những khu vực nhiều mèo, nhưng cũng xảy ra ở mèo con có khuynh hướng di truyền. Tiếp xúc với coronavirus có thể gây ra nhiều loại bệnh, nhưng một số con mèo bị nhiễm thực sự có thể phát triển FIP vì virus cần phải đột biến để gây bệnh. Khuyết điểm là khi đã nhiễm bệnh sẽ chết.